RSS

TỨ NIỆM XỨ: Pháp VÔ PHÁP, có sao thấy vậy

09 Aug

KHÁCH QUAN, KHÔNG PHÊ PHÁN, KHÔNG THAM ÁI

Tương Ưng Bộ – Samyutta Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-35e.htm

Tập IV – Thiên Sáu Xứ

[35] Chương I

Tương Ưng Sáu Xứ

152. VIII. Có Pháp Môn Nào? (S.iv,138)

1) Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Sakka, tại một thị trấn của dân chúng Sakka, tên là Devadaha.

2) Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

3) — Có pháp môn nào, do pháp môn ấy, Tỷ-kheo ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về phương pháp (àkàra-paritakkà), ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận (ditthini shànakhanti), có thể xác chứng chánh trí; vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”?

4) — Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, Pháp lấy Thế Tôn làm căn bản…

5) — Có một pháp môn, này các Tỷ-kheo, do pháp môn ấy, Tỷ-kheo ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận, có thể xác chứng chánh trí; vị ấy biết rõ: ” Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

6) Pháp môn ấy là gì, do pháp môn ấy… “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa “?

7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, hoặc nội tâm có tham, sân, si, biết rõ: “Nội tâm ta có tham, sân, si”; hoặc nội tâm không có tham, sân, si, biết rõ: “Nội tâm ta không có tham, sân, si”. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, hoặc nội tâm có tham, sân, si biết rõ: “Nội tâm ta có tham, sân, si”; hoặc nội tâm không có tham, sân, si biết rõ: “Nội tâm ta không có tham, sân, si”. Này các Tỷ-kheo, biết rõ chúng có mặt hay không có mặt trong tâm vị ấy, có phải chúng là những pháp do lòng tin được hiểu biết, hay do ưa thích được hiểu biết, hay do lắng nghe được hiểu biết, hay do suy tư về phương pháp được hiểu biết, hay do kham nhẫn, thích thú biện luận được hiểu biết?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Có phải các pháp này, do thấy chúng với trí tuệ nên được hiểu biết?

— Thưa phải, bạch Thế Tôn.

— Ðây là pháp môn, này các Tỷ-kheo, do pháp môn này, ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về phương pháp, ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận, có thể xác chứng với chánh trí; vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận… không còn trở lui trạng thái này nữa”.

8-11) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi tai nghe tiếng… khi mũi ngửi hương… khi lưỡi nếm vị… khi thân cảm xúc…

12) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi ý biết pháp, hoặc nội tâm có tham, sân, si, biết rõ: “Nội tâm ta có tham, sân, si”; hoặc nội tâm không có tham, sân, si, biết rõ: “Nội tâm ta không có tham, sân, si”. Này các Tỷ-kheo, khi ý biết pháp, hoặc biết rõ nội tâm có tham, sân, si: “Nội tâm ta có tham, sân, si”, hoặc biết rõ nội tâm không có tham, sân, si: “Nội tâm ta không có tham, sân, si”. Này các Tỷ-kheo, sự biết rõ chúng có mặt hay không có mặt trong tâm vị ấy, có phải chúng là những pháp do lòng tin được hiểu biết, hay do ưa thích được hiểu biết, hay do lắng nghe được hiểu biết, hay do suy tư về phương pháp được hiểu biết, hay do kham nhẫn, thích thú biện luận được hiểu biết?

— Thưa không, bạch Thế Tôn.

— Có phải các pháp này, do thấy chúng với trí tuệ nên được hiểu biết?

— Thưa phải, bạch Thế Tôn.

13) — Ðây là pháp môn, này các Tỷ-kheo, do pháp môn ấy, Tỷ-kheo ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về pháp môn, hay ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận, có thể xác chứng với chánh trí; vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

PHỤ CHÚ:  Phương cách Thiền quán mà PHẬT đã dạy ở trên là CÓ SAO THẤY VẬY

1)      Không phát triển tâm THAM ÁI

2)      Không phát triển tâm BẤT BÌNH (SÂN)

3)      Không phát triển tâm SI MÊ (vì luôn luôn sống trong TỈNH THỨC).

4)      Phát triển tâm KHÁCH QUAN, Phát triển TÁNH GIÁC (TRÍ TUỆ) và sự TỈNH THỨC liên tục để rồi sẽ GIÁC NGỘ THỰC TƯỚNG VÔ NGÃ của TA và của VẠN PHÁP. Điều đó CHẮC CHẮN sẽ xảy ra với những ai TINH TẤN QUÁN NIÊM.

Thời gian để đi đến sự giác ngộ: Tối đa là 7 NĂM nhưng với một bậc đại trí tuệ thì có thể chỉ cần 7 NGÀY. (xem kinh TỨ NIỆM XỨ).

 

Leave a comment